VÌ SAO KHI NÉM ĐÁ XUỐNG NƯỚC, MẶT NƯỚC LẠI GỢN SÓNG TRÒN?








      Chắc tuổi thơ ai cũng từng chơi qua trò này rồi nhỉ . Mặt nước ao hồ đang phẳng lặng thì lập tức xuất hiện sóng tròn khi ném hòn đá xuống. Sở dĩ có điều này là do tính chất đặc biệt của nước. Thông thường, trên mặt nước dường như chỉ có một tầng giống như một màng mỏng đàn hồi, khi mặt nước phía trên bị chấn động thì mặt nước của vùng lân cận cũng bị chấn động theo, "nơi lân cận" lại lôi kéo theo "vùng bà con" khác. kết quả của những sự kéo theo đó sẽ sinh ra những làn sóng có quy luật là một vòng tròn nối tiếp một vòng tròn, và cứ thế được truyền mãi nơi xa.

         Mỗi một phần tử trong sóng nước đều làm thành những chấn động nhấp nhô liên tục. Ví dụ có thể chém dao xuống mặt nước để xem mặt bị đứt của chúng, ta sẽ thấy đây là một đường cong có chuyển động theo chu kỳ, chứng minh sóng nước chính là một chuyển động sóng.

    Sóng nước là một loại sóng cơ giới, mắt thường chúng ta có thể nhìn thấy được, trên thế giới còn tồn tại rất nhiều loại sóng không nhìn thấy được như sóng thanh, sóng vô tuyến điện,...
    
    Cùng chiêm ngưỡng hình ảnh quay chậm của giọt nước tinh nghịch nào.

(Người viết: Nguyễn Đức Vĩnh Thắng)


Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐOM ĐÓM CÓ THỂ ĂN THỊT ỐC SÊN?

TỐC ĐỘ TỰ QUAY CỦA TRÁI ĐẤT SẼ BIẾN ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?