TỐC ĐỘ TỰ QUAY CỦA TRÁI ĐẤT SẼ BIẾN ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?







Chúng ta đều biết Trái Đất luôn tự quay quanh trục với tốc độ vào khoảng 465 m/s. Nhưng tốc độ này không phải là không đổi theo thời gian mà thực ra sẽ chậm lại. Nguyên nhân là do một hiện tượng có vẻ không liên quan: Thủy triều. Sự lên xuống của thủy triều dẫn tới sự dịch chuyển có tính chu kỳ của nước biển (gọi là dòng chiều). Do đó sẽ sinh ra một loại tác dụng ma sát trong nội bộ nước biển và giữa nước biển với đáy biển, gọi là "ma sát thủy triều". Sức cản do thủy triều gây ra làm cho tốc độ tự quay của Trái Đất chậm lại theo thời gian.


           Điều đó cũng dẫn tới tốc độ quay của Mặt Trăng quanh Trái Đất chậm theo. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chu kỳ tự quay của Trái Đất cứ mỗi thế kỷ lại dài ra 1-2 phần nghìn giây. Sự biến đổi này tuy nhỏ, nhưng ngày qua ngày lâu dần sẽ trở nên đáng kể. 370 triệu năm về trước, chu kỳ tự quay của Trái Đất khoảng bằng 9/10 hiện nay, và một năm thì có khoảng 400 ngày. Có ý kiến cho rằng: Do chu kỳ tự quay của Trái Đất dài ra nhanh hơn so với sự dài ra của chu kỳ Mặt Trăng quay quanh Trái Đất nên sau nhiều tỷ năm nữa, chu kỳ tự quay của Trái Đất sẽ bằng chu kỳ Mặt Trăng quay quanh hành tinh của chúng ta.
         
          Như vậy, Trái Đất quay chậm lại thì ngày cũng sẽ dài ra. Khi Trái Đất mới hình thành, một ngày chỉ dài khoảng 6 tiếng. Ở Kỷ Jura, một ngày dài khoảng 23 tiếng. Vậy khi nào một ngày sẽ dài 25 tiếng. À, không lâu nữa đâu, chỉ khoảng 200 triệu năm nữa thôi.
(Người viết: Nguyễn Đức Vĩnh Thắng)
     

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ĐOM ĐÓM CÓ THỂ ĂN THỊT ỐC SÊN?

VÌ SAO KHI NÉM ĐÁ XUỐNG NƯỚC, MẶT NƯỚC LẠI GỢN SÓNG TRÒN?