Bài đăng

Lời nói đầu

Cuộc sống của chúng ta hiện nay là thời đại của khoa học-công nghệ. Có thể nói sự phát triển của khoa học nói chung đã đem lại cho con người những tri thức vô giá mà chúng ta không thể tìm thấy trong bất cứ một ngành nào khác hay trong suốt cả chiều dài lịch sử. Những thành tựu mới nhất của khoa học trên tất cả các lĩnh vực Toán học, Hóa học, Sinh học, Vật lý học, Tin học hay Công nghệ... cũng giúp cuộc sống con người đầy đủ hơn, văn minh hơn, và dĩ nhiên là tốt đẹp hơn. Bạn cứ thử tưởng tượng xem nếu chúng ta không có TV, Máy tính, Vắc-xin,... thì cuộc sống sẽ như thế nào nhỉ. Đó chính là tầm quan trọng của khoa học đấy. Tuy nhiên, khoa học không phải chỉ có những thứ cao siêu phức tạp ấy. Khoa học hiện hữu ngay trong cuộc sống đời thường của chúng ta. Chắc hẳn còn rất nhiều tri thức mới mẻ và bổ ích xung quanh ta mà chúng ta ít để ý đến, điều đó thực sự là một thiệt thòi cho mỗi người. Do đó, nhóm chúng tôi đã lập ra Blog "Khoa học diệu kỳ" này với mong muốn tìm hiểu và

VÌ SAO ỚT LẠI CAY?

Hình ảnh
Trong tất cả các loài quả thì ớt là loại quả gia vị được nhiều người ưa thích. Đó là vì ớt có một vị cay rất thú vị mà khi dùng nó, thức ăn trở nên hấp dẫn hơn. Vậy vị cay của ớt là do đâu? Trong quả ớt có chất gây cay là cápcasin. Chất  này có tác dụng kích thích các niêm mạc miệng và lưỡi khá mạnh, khiến người ăn có cảm giác cay, nóng ở lưỡi, môi. Cápcasin có khả năng hòa tan rất tốt trong nước. Vì vậy người ta thường cắt hoặc dầm ớt vào nước chấm. Tuy nhiên ớt cũng có thể cho vào trong các đồ xào để làm tăng mùi vị của thức ăn. Đặc biệt, cápcasin sẽ tác dụng vào thần kinh vị giác mạnh hơn khi ăn ớt cùng với măng. Vì vậy người ta thường cho ớt vào trong măng chua. Trong tự nhiên có nhiều loại ớt với các vị cay nhiều ít khác nhau. Loại ớt nào chứa lượng cápcasin càng nhiều thì càng cay và ngược lại. Vị cay của ớt khiến con người ưa thích bao nhiêu thì lại làm cho nhiều loài động vật sợ hãi bấy nhiêu. Nhờ đó ớt có thể tự bảo vệ mình khỏi sự phá hoại của một số loài độ

CÓ LOẠI BÁNH MÌ HÁI TỪ TRÊN CÂY XUỐNG KHÔNG?

Hình ảnh
Bạn có nghĩ kiếm một ổ bánh mì là dễ không, chỉ cần 10.000 đồng, chạy ù ra tiệm là có ngay ổ bánh mì nóng hổi. Nhưng đấy là ở Việt Nam thôi, còn ở một số hòn đảo Nam Thái Bình Dương, người dân chỉ cần "hái" trên cây cũng có bánh mì để ăn đấy.  Mới nghe ai cũng tưởng là chuyện đùa nhưng đó lại là chuyện lạ có thật. Cây "Bánh mì"   Ai cũng biết bánh mì chúng ta ăn được làm từ hạt lúa mì. Phải qua quá trình xay xát thành bột rồi chế biến mới có được bột mì. Nhưng ở Nam Thái Bình Dương, người dân trồng rất nhiều loài cây lương thực kì diệu, gọi là cây bánh mì. Đó là loài cây thân gỗ có tên khoa học là  Artocarpus altilis, thuộc họ Dâu tằm.  Đây là một loài cây to khỏe, có thể cao đến 20m, tất cả phần đều chứa nhựa mủ trắng sữa, cành lá sum xuê tạo thành hai tầng . Trên các cành cây đều có thể ra hoa kết quả bởi đây là cây đơn tính, tức là hoa đực và hoa cái cùng nằm trên một cành nhưng có điều là quả to, nhỏ không đều nhau. Loại quả to thì có thể bằng trái bóng, cò